BRNDY Agency
7 Bước Để Bắt Đầu Kinh Doanh Thương Mại Điện Tử

7 Bước Để Bắt Đầu Kinh Doanh Thương Mại Điện Tử

Với đà thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, hoạt động kinh doanh online sẽ giúp cho doanh nghiệp giải quyết được những khó khăn trong thị trường đầy biến động hiện nay. Không cần thiết phải mở thêm cửa hàng với mặt bằng đắt đỏ, bạn vẫn có thể trưng bày “mặt tiền” với những sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng thương mại điện tử, vừa tiết kiệm lại nhanh chóng. Cần phải làm gì để có thể bắt đầu kinh doanh trên các nền tảng Thương mại điện tử? Cùng BRNDY tìm hiểu các bước sau đây:

1. Nghiên cứu mô hình thương mại điện tử

Mua hàng trực tuyến trên thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến.
Mua hàng trực tuyến trên thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến.

Bạn không thể bước vào hình thức kinh doanh mới mẻ này và triển khai mọi thứ một cách cảm tính, không trang bị kiến thức hay những cơ sở nền tảng cho bản thân. Hãy nhớ rằng: “Kiến thức không phải là công cụ hoàn hảo nhất để giúp bạn kiếm tiền nhưng nó là công cụ tốt nhất để giúp bạn tối thiểu hóa rủi ro”.

Khi có đủ hiểu biết trong một lĩnh vực, bạn sẽ hạn chế được tối đa sai sót, bởi vì bạn biết được cái gì nên làm và không nên làm, đồng thời có thể dự đoán được những rủi ro trong quá trình kinh doanh, từ đó có các kịch bản để giải quyết. Không hiểu được mình đang làm gì sẽ khiến bạn dễ bị lạc vào “mê cung” vô định, và rồi chậm chân trước các đối thủ khác.

Bên cạnh đó, bạn cần phải đánh giá, lựa chọn các sản phẩm kinh doanh phù hợp trên nền tảng online hoặc có thể biến đổi ít nhiều sản phẩm hiện có để phù hợp nhất với người tiêu dùng mua hàng trực tuyến. Giống như Haidilao, một quán lẩu cao cấp với mô hình thưởng thức lẩu nhiều ngăn với nhiều hương vị Khách hàng có thể mix-match các loại sốt tại nhà hàng. Gần đây, với tình hình giãn cách xã hội, Haidilao đã nhanh chóng thích nghi bằng cách cho ra mắt sản phẩm Lẩu Mini, cho phép đặt online và giao tận nhà. Quả là một phương án vô cùng nhanh nhạy giúp Haidilao có doanh số trong thời gian khó khăn này.

Không ít doanh nghiệp cũng đã bắt tay vào kinh doanh các mặt hàng thiết yếu trên nền tảng Internet để hỗ trợ người dân và “giải cứu” bản thân trước đại dịch. Điển hình là Biti’s mới đây cũng đã tung ra một website bán rau củ vô cùng thân thiện. Không đơn thuần là chiến lược ứng biến với mùa dịch, đây còn là cách giải quyết nhu cầu cho khách hàng yêu thích sản phẩm, đồng thời vươn xa tiếp cận khách hàng ở khu vực khác.

Thực ra không có một mô hình cụ thể nào phù hợp với tất cả lĩnh vực. Mỗi mặt hàng đều có tính chất và đặc điểm khác nhau. Hãy tìm hiểu các mô hình bán hàng để tìm ra mảnh ghép đúng với mục tiêu doanh nghiệp. 

2. Phân tích thị trường mục tiêu và lên ý tưởng sản phẩm

Sau khi hiểu được mô hình hoạt động thương điện tử, bạn cần xác định thị trường mục tiêu để tóm gọn mức độ cạnh tranh và vạch ra chiến lược kinh doanh rõ ràng. Nếu bạn không có ý định phát triển đa lĩnh vực, đa ngành nghề, thì đây là bước quan trọng để tạo nên thương hiệu doanh nghiệp thương mại điện tử bền vững.

Xây dựng phong cách kinh doanh và cá tính thương hiệu. Không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu khách hàng và nhu cầu thị trường để quyết định SP-DV kinh doanh phù hợp, bạn phải hiểu những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, từ đó đưa ra phương án “đối đầu” ấn tượng để thu hút được người tiêu dùng.

Tìm hiểu khách hàng cũng là nền tảng giúp bạn xây dựng nội dung tương tác, thiết kế hình ảnh cửa hàng hợp mắt và thu hút hơn. Chẳng hạn như, bạn kinh doanh mặt hàng đồ ăn vặt thì không thể trang trí cửa hàng theo phong cách máy móc thô cứng.

Cửa hàng của thương hiệu Loli & The Wolf với những thiết kế độc đáo và bắt mắt giới trẻ trên Shopee (Nguồn: Loli & The Wolf)
Cửa hàng TMĐT của thương hiệu Loli & The Wolf với những thiết kế độc đáo và bắt mắt giới trẻ trên Shopee (Nguồn: Loli & The Wolf)

3. Thiết lập chuỗi cung ứng phù hợp và bền vững

“Cá lớn nuốt cá bé”, thâu tóm doanh nghiệp, mua lại chuỗi cung ứng hay tự đầu tư công xưởng sản xuất trong nội bộ là một trong những hoạt động mà các ông lớn, đặc biệt là các công ty đa quốc gia thường sử dụng để tối ưu hóa quy trình sản xuất và cung ứng của họ. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp SME không có nhiều ngân sách thì phải làm thế nào để thiết lập nên một chuỗi cung ứng phù hợp và bền vững?

Rất đơn giản, mọi thứ chỉ nằm gọn trong 2 cụm từ “tinh gọn” và “thuê ngoài”. Hãy cắt giảm những hoạt động sai sót, thừa thãi – cái mà không tạo ra được giá trị cho công ty hay thậm chí là làm bạn phải tốn thêm thời gian và chi phí cho nó. Hãy thuê ngoài những đơn vị có chuyên môn để họ giúp bạn tạo ra những giá trị tốt nhất với mức chiết khấu vô cùng thỏa đáng. Ví dụ như thay vì phải tự nuôi một đội vận chuyển cho riêng doanh nghiệp với hàng tá chi phí, bạn có thể hợp tác với các đơn vị logistics uy tín như Giao hàng nhanh, Ninjavan, J&T Express,…

Phối hợp với các đơn vị vận chuyển sẽ giúp cho đơn hàng của bạn đến tay khách hàng nhanh chóng hơn
Phối hợp với các đơn vị vận chuyển sẽ giúp cho đơn hàng của bạn đến tay khách hàng nhanh chóng hơn

Khách hàng luôn muốn nhận được sản phẩm nhanh chất, rẻ nhất với chất lượng phù hợp nhất. Chính vì thể, việc tinh gọn quy trình sẽ giúp bạn tối ưu chi phí, thời gian và chất lượng – mang đến những giá trị tốt nhất cho người tiêu dùng.

4. Xây dựng kênh bán hàng

Một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp thường gặp khi kinh doanh trên thương mại điện tử đó chính là giảm giá. Chắc chắn là không ai muốn khách hàng có tâm lý “chờ hạ giá rồi mới mua”. Chính vì thế, bên cạnh việc giảm giá một cách khôn ngoan, đúng lúc, đúng thời điểm, bạn còn phải tạo ra một chiến lược kinh doanh bền vững, lâu dài hơn chứ đừng để bản thân bị cuốn vào vòng xoáy “giảm giá”.

Xây dựng cửa hàng trên Shopee, Lazada, Tiki… tuy dễ dàng nhưng không phải ai cũng có thể tạo được một kênh bán hàng chỉn chu, tối ưu về hiệu suất để người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và thu hút họ ngay từ lần gặp đầu tiên. Tạo ra một kênh thương mại với hình ảnh chuyên nghiệp, thân thiện, gần gũi và phù hợp với nhu cầu của khách hàng sẽ giúp họ tin tưởng và nhớ đến bạn lâu hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nghiên cứu tỉ mỉ để tối ưu hóa nội dung, từ khoá và một số thông số hiệu suất khác cho kênh.

Ngoài ra, nếu bạn định vị giá trị doanh nghiệp ở đẳng cấp cao hơn và xem những nền tảng thương mại đó chỉ là công cụ hỗ trợ doanh thu, hãy xây dựng kênh độc lập riêng để quản lý tốt hơn (chẳng hạn như website).

Hãy liên hệ với BRNDY nếu bạn cần được tư vấn, chúng tôi sẽ giúp bạn xây dựng nên một kênh Thương mại điện tử phù hợp nhất.

5. Quan tâm đến các chỉ số hiệu suất

Thiết lập kênh thương mại điện tử không đơn thuần chỉ là tạo cửa hàng và đăng tải hàng loạt sản phẩm đang có, mà bạn cần sử dụng các công cụ để tối ưu công việc bán hàng. Đây là cả một nghệ thuật bán hàng. Xây dựng trang thương mại điện tử bắt mắt, thân thiện với khách hàng là việc thiết yếu; việc tối ưu trang để thúc đẩy người tiêu dùng vào mua hàng, bằng cách quan sát các chỉ số hiệu suất của shop cũng quan trọng không kém.

Từ những yếu tố tối ưu SEO hay tỉ lệ chuyển đổi, các công cụ có sẵn trên nền tảng cũng đóng vai trò mấu chốt cung cấp những dữ liệu đo lường để nắm bắt thị hiếu khách hàng và cải thiện hoạt động kinh doanh, như số hàng được bán ra, mặt hàng được xem nhiều nhất hoặc những đánh giá review sản phẩm.

Phân tích kênh bán hàng thông qua các chỉ số đo lường hiệu suất của Shopee (Nguồn: Shopee)

6. Đồng nhất nền tảng truyền thống và thương mại điện tử

Phát triển kinh doanh trong cửa hàng truyền thống lẫn thương mại điện tử có nhiều trở ngại và thách thức, việc khó nhất có thể kể đến chính là cân bằng doanh thu giữa hai kênh. Doanh thu bán hàng tại cửa hàng quá thấp có thể dẫn đến sự cạnh tranh nội bộ giữa các cửa hàng, hoặc thậm chí đóng bớt do doanh thu bị “hụt hơi” so với bán hàng trên thương mại điện tử.

Hai kênh này không “đấu đá” với nhau, mà phải hỗ trợ cho nhau theo nhiều cách. Hãy tận dụng cửa hàng truyền thống nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu, cho khách hàng sự tò mò và tìm đến thương hiệu trên mạng, từ đó dẫn họ đến trang thương mại điện tử để mua hàng. Trong khi đó, xây dựng trang thương mại điện tử ấn tượng có thể thu hút khách hàng từ cái nhìn đầu tiên và thôi thúc họ đến cửa hàng offline để trực tiếp cầm-sờ-thử.

Điều quan trọng là bạn phải mang đến cho khách hàng sự trải nghiệm đồng nhất giữa các điểm chạm, để khách hàng không bị hụt hẫng và xa lạ với thương hiệu ở các kênh các nhau.

7. Sử dụng các công cụ marketing để thúc đẩy bán hàng

Sau khi đã thực hiện các bước trên để xây dựng kế hoạch, trách nhiệm của bạn vẫn chưa dừng tại đó. Khi website, cửa hàng trên thương mại điện tử đã sẵn sàng, đây là lúc áp dụng các công cụ marketing để xúc tiến hoạt động.

Tuy có nhiều cấp độ marketing như quảng cáo Google, quảng cáo mạng xã hội, cách cơ bản có thể làm là tối ưu SEO và tận dụng các công cụ trên nền tảng thương mại điện tử cung cấp cho bạn. Hành động triển khai các chiến lược marketing, doanh nghiệp cũng cần theo dõi và đo lường để biết đâu là kênh marketing hiệu quả nhất, kéo theo việc phân bổ chi phí marketing tránh lãng phí ngân sách.

Ngoài ra, hãy tận dụng các trang mạng xã hội như Instagram, Facebook. Với thông tin hình ảnh sản phẩm chuẩn chỉnh, một cách đơn giản nhất để có khách ghé thăm cửa hàng thương mại điện từ là giới thiệu sản phẩm trên mạng xã hội, từ đó đính kèm link sản phẩm dẫn họ đến mua hàng tại kênh TMĐT. Hoặc từ kênh thương mại điện tử bạn cũng có thể kêu gọi khách hàng ghé thăm kênh Facebook, Instagram của bạn để tăng tương tác và độ nhận diện thương hiệu.

Poloman đã sử dụng kênh Facebook để đổ người dùng về kênh Thương mại điển tử của mình
POLOMAN đã tận dụng kênh Facebook để trỏ hướng người tiêu dùng qua Shopee (Nguồn: POLOMAN)

Áp dụng thương mại điện tử không đơn thuần là một xu hướng, mà đã trở thành việc phải làm trong thời đại công nghệ – kỹ thuật số hiện nay. Với thói quen mua sắm trực tuyến và số lượng người dùng trên các sàn thương mại điện tử ngày một tăng vọt, đây chính là động lực để doanh nghiệp thiết lập cửa hàng thương mại điện tử cho riêng mình.

Doanh nghiệp bạn đang cần xây dựng kênh bán hàng online? Hãy liên hệ với BRNDY Agency ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí!

Hãy Chia Sẻ Điều Khiến Bạn Thấy Thú Vị!
Leave a Reply

Your email address will not be published.