BRNDY Agency
Hành Vi Người Tiêu Dùng Thay Đổi Như Thế Nào Trong Mùa Dịch Covid-19?

Hành Vi Người Tiêu Dùng Thay Đổi Như Thế Nào Trong Mùa Dịch Covid-19?

Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã tạo ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế, xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới và trong đó có cả Việt Nam, kéo theo những thay đổi đáng kể trong hành vi, tâm lý của người tiêu dùng. Nhiều chuyên gia đã có những dự đoán rằng, quá trình thay đổi này không chỉ kéo dài ngắn hạn mà nó còn xây dựng lên những thói quen trong tương lai, tạo ra những xu hướng mới mẻ. 

Tần suất sử dụng Internet cao hơn

Đại dịch Covid diễn ra, khiến cho nhiều người phải làm việc tại nhà để đảm bảo an toàn. Nhờ đó mà họ có nhiều cơ hội và thời gian để truy cập vào Internet: xem phim, lướt web và sử dụng mạng xã hội. Bên cạnh việc giải trí, người tiêu dùng còn sử dụng các kênh online để mua sắm, học tập và làm việc.

Chính vì tần suất sử dụng tăng cao, các doanh nghiệp hãy nhanh chóng nắm bắt thời cơ này để truyền thông, quảng cáo, tạo ra các xu hướng trên mạng xã hội – thu hút tương tác của người tiêu dùng. Ngoài việc duy trì hình ảnh thương hiệu, chúng ta còn có thể tận dụng các kênh để bán hàng cho người tiêu dùng nữa đấy!

Tỷ lệ sử dụng Internet của người Việt Nam tăng cao trong năm 2021 (NGUỒN: BÁO CÁO “DIGITAL IN VIETNAM 2021” CỦA HOOTSUITE)
Tỷ lệ sử dụng Internet của người Việt Nam tăng cao trong năm 2021 (NGUỒN: BÁO CÁO “DIGITAL IN VIETNAM 2021” CỦA HOOTSUITE)

Chi tiêu tiết kiệm

Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng trong mùa dịch, công nhân viên bị cắt giảm tiền lương, điều này khiến cho việc chi tiêu của người tiêu dùng thắt chặt hơn bao giờ hết.

Covid-19 khiến cho người dùng chi tiêu tiết kiệm hơn

Theo khảo sát Công ty nghiên cứu thị trường Kantarqua trong năm 2020, hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng có nhiều thay đổi, họ hướng đến lối sống bền vững, tối giản và tiết kiệm hơn, ưu tiên cho những vấn đề và sản phẩm có lợi cho sức khỏe, chi tiêu nhiều hơn cho các mặt hàng thiết yếu, nhanh và an toàn.

Cụ thể, có đến 57% người tiêu dùng cho rằng sẽ ngừng mua các sản phẩm, dịch vụ ảnh hưởng đến môi trường và xã hội; 23% người tiêu dùng ưu tiên mua các loại thức ăn từ hạt; 20% người tiêu dùng còn lại sẵn sàng chi tiền cho các sản phẩm hữu ích cho sức khỏe và môi trường như sữa tăng sức đề kháng, bàn chải bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian dịch bệnh diễn ra, người tiêu dùng có xu hướng mua hàng tích trữ, mua với số lượng lớn để sử dụng trong khoảng thời gian dài cho gia đình

Mua hàng tích trữ

Hình thành thói quen mua sắm online

Các quy định giãn cách xã hội khiến nhiều cửa hàng phải tạm ngừng kinh doanh. Đồng thời, với tâm lý e ngại tiếp xúc ở nơi công cộng trong tình hình dịch bệnh phức tạp, người tiêu dùng buộc phải lựa chọn phương thức mua hàng online (trực tuyến) thay vì ra ngoài cửa hàng, siêu thị,… Ngoài những mặt hàng mỹ phẩm, quần áo hay thiết bị điện tử, các loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá, rau củ, trái cây đang được đặt mua online nhiều nhất và vẫn đang liên tục gia tăng. Đây quả là một bước chuyển đổi bất ngờ, vì trước đây thực phẩm tươi sống là mặt hàng người tiêu dùng ít quan tâm khi mua hàng trên mạng. Bên cạnh đó, các loại dụng cụ, thiết bị nhà cửa cũng được người tiêu dùng đón nhận nhiều hơn.

Với sự tiện lợi, an toàn, tiết kiệm, lĩnh vực mua hàng trực tuyến đã và đang tăng trưởng một cách chóng mặt. Nhiều đơn vị kinh doanh đã nắm bắt cơ hội này, lấn sân vào công cuộc chuyển đổi số, xây dựng các nền tảng bán hàng online như: mở cổng website hoặc cửa hàng trên các kênh thương mại điện tử.

Sự thay đổi hành vi mua sắm của khách hàng, không chỉ diễn ra trong thời gian ngắn của đại dịch mà nó chính là tiền đề, tạo ra sự biến đổi lớn về thói quen của người tiêu dùng trong tương lai.

Mua hàng online được chú trọng

Sức khỏe là nội dung được quan tâm hàng đầu

Trong mùa dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng, họ cảm thấy bất an, lo lắng bởi vì triệu chứng của bệnh Covid khá giống với cảm cúm thông thường nên mọi người thường có xu hướng không để bản thân bị mắc phải các căn bệnh “vặt”, họ dành nhiều thời gian tại nhà để rèn luyện sức khỏe, gia tăng đề kháng thông qua các bài tập thể dục, yoga.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng đặc biệt quan tâm đến sức khỏe tinh thần, họ xem tivi và tham gia vào các hoạt động giải trí trực tuyến nhiều hơn để giải tỏa căng thẳng trong mùa dịch.

Nhiều khảo sát cho rằng người tiêu dùng đang hướng đến các sản phẩm như thức ăn từ hạt, thực phẩm chức năng, đồ dùng thân thiện với môi trường. Các dịch vụ y tế như thải độc cơ thể, tăng cường sức đề kháng.

Hãy tận dụng điều này, các doanh nghiệp nên tạo ra những nội dung truyền thông liên quan đến các vấn đề về sức khỏe, cho người tiêu dùng những lời khuyên bổ ích. Từ đó bạn sẽ dễ dàng nhận được sự đồng cảm, yêu thích và sẽ bán được hàng nhiều hơn.

Hành vi người tiêu dùng thay đổi, họ quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn

Người tiêu dùng đã thay đổi thói quen cuộc sống trở nên lành mạnh hơn, cũng như chuyển mọi hoạt động từ offline sang online để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Thị phần thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến, dịch vụ giao hàng nhanh tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng người mua lẫn doanh thu. 

Vì thế, trong thời cảnh dịch bệnh, các doanh nghiệp cần tận dụng Digital Marketing (tiếp thị kỹ thuật số) và khai thác sâu các kênh trực tuyến để gia tăng độ nhận diện thương hiệu, đồng thời thiết kế dịch vụ giao hàng và thúc đẩy tích hợp đa kênh theo xu hướng người tiêu dùng mua sắm trong tương lai. 

Thương hiệu của bạn đang gặp khó khăn về cách thức xây dựng các chiến lược Digital Marketing và kênh bán hàng trực tuyến trong đời sống “bình thường mới”, đừng ngần ngại liên hệ BRNDY để được tư vấn sâu hơn nhé!

Hãy Chia Sẻ Điều Khiến Bạn Thấy Thú Vị!
Leave a Reply

Your email address will not be published.