“Rối Não” Với 4 Cặp Thuật Ngữ Trong Marketing Dễ Gây Nhầm Lẫn
Làm Marketing lâu năm nhưng chưa chắc bạn đã hiểu rõ được các thuật ngữ Marketing cực kỳ “rối não” này đâu nha. Không tin thì cùng BRNDY tìm hiểu xem bạn có phân biệt hết được các cặp từ này không nào!
1. Khuyến mãi và khuyến mãi
Đây là cặp từ dễ gây nhầm lẫn nhất nếu không phải là người trong “ngành”.
Khuyến mại là hướng tới tiêu dùng và người được hưởng lợi là người tiêu dùng.
Khuyến mại là việc thương nhân cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua và sử dụng hàng hóa, sản phẩm. Mục đích của khuyến mại là tăng sức mua hàng, tăng doanh thu, giảm hàng tồn kho, kích cầu tiêu dùng.
Các hình thức khuyến mại hiện nay gồm tặng hàng hóa dùng thử không mất tiền, giảm giá, hàng cũ đổi hàng mới, rút thăm trúng thưởng, phiếu tích điểm…
Khuyến mãi là hướng tới người bán nhằm nâng cao doanh số bán hàng, người được hưởng lợi là người bán hàng.
Là hoạt động tác động đến người bán hàng (đại lý, nhà phân phối, khách hàng trung gian…) nhằm nâng cao doanh số bán hàng. Người bán càng bán được nhiều thì càng được hưởng nhiều lợi ích nhà sản xuất.
2. Copywriter và Content Writer:
Trong khi Copywriter sẽ viết lời quảng cáo cho thương hiệu và khách hàng thì Content Writer là người chịu trách nhiệm chính cho việc sáng tạo nội dung cho các trang nền tảng số.
Content Writer là thuật ngữ trong Marketing nói đến người nắm giữ vai trò xây dựng các nội dung BẰNG CHỮ có giá trị thông qua các kênh như website, blog, báo chí,… với mục tiêu sau cùng là đưa thương hiệu sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng.
Nội dung mà người làm Content Writer xây dựng sẽ hướng đến các khách hàng tiềm năng, có nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu. Phải tạo ra được nhiều bài viết khác nhau với ngôn từ phong phú và nội dung đa dạng.
Copywriter được hiểu là người viết quảng cáo. Tất tần tật những thứ trên mẫu quảng cáo: Slogan, tagline, đặt tên sản phẩm mới, kịch bản video, kịch bản phim, brief cho các ấn phẩm design,… đều do bạn Copywriter đảm nhận. Thông qua đây nhằm mục đích xây dựng thương hiệu, truyền thông, quảng cáo sản phẩm / dịch vụ cho các chiến dịch marketing của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh số bán hàng hay tỉ lệ chuyển đổi.
3. Customer và Consumer:
Có phải cả hai đều mang nghĩa là “Khách hàng” không?
Customer (khách hàng): Là người trả tiền và mua hàng hóa dịch vụ của một nhà sản xuất hoặc một doanh nghiệp nào đó. Nhưng có thể họ không thực sự là người tiêu dùng, trực tiếp sử dụng sản phẩm đó. Khách hàng có thể trả tiền để mua sản phẩm, sau đó đưa chúng cho một người khác – người đó trở thành người tiêu dùng (consumer).
Consumer (người tiêu dùng): Là người trực tiếp tiêu thụ hoặc sử dụng hàng hóa dịch vụ. Khách hàng cũng có thể là người tiêu dùng, tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp. Vì vậy, chính người tiêu dùng mới là người biết chất lượng thực sự và bản chất của sản phẩm hoặc dịch vụ như thế nào, vì họ mới là người sử dụng nó.
Ví dụ, đối với sản phẩm sữa bột cho trẻ, khách hàng (customers) có thể là người mẹ nhưng người tiêu dùng (consumers) lại là đứa bé, không phải người mẹ.
4. Communication và PR:
Communications là một ngành học lớn, còn PR là một nhánh nhỏ của Communications.
Communication sẽ là người lên chiến lược và điều phối các hoạt động truyền thông của công ty, cả nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp.
PR là một nhánh nhỏ của Communications, chủ yếu liên lạc với nhà báo, người nổi tiếng, nhà tài trợ. Người làm nghề này năng động tương tác với các bên để trao đổi lợi ích truyền thông cho công ty. Công việc PR đồng nghĩa với việc liên lạc với nhà báo, người nổi tiếng, nhà tài trợ, cộng đồng có liên quan…
Có thể thấy, thuật ngữ Marketing rất đa dạng và dễ gây nhầm lẫn vì mức độ tương đồng của chúng. Việc hiểu rõ về những cặp từ như vậy sẽ giúp các bạn rất nhiều khi xác định “theo đuổi” Marketing đó! Đừng ngần ngại Follow BRNDY Agency để cùng mình tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới lạ nhé!