BRNDY Agency
Bán Hàng Trực Tiếp Trên Instagram – Bạn Đã Biết Xu Hướng Này?

Bán Hàng Trực Tiếp Trên Instagram – Bạn Đã Biết Xu Hướng Này?

Bạn có biết, có 36% hộ kinh doanh nhỏ không có website? Nếu thế thì họ làm bằng cách nào để thu hút khách mua hàng? Thay vì tìm cách dẫn khách đến cửa hàng, hãy thử tiếp cận khách hàng tại những “địa bàn” họ hay dành thời gian rảnh nhiều nhất, chẳng hạn như Instagram.  Theo nhiều khảo sát, người dùng Instagram thường theo dõi ít nhất một cửa hàng hoặc một doanh nghiệp nào đó, vì thế các hộ kinh doanh nhỏ đã tận dụng nền tảng này như một trang thương mại điện tử để bán hàng trực tuyến cho người tiêu dùng. Cùng BRNDY tham khảo ngay các tips bán hàng cực kỳ hiệu quả trên nền tảng Instagram nhé!

Tôi có thể bán hàng trên Instagram mà không cần website?

Đương nhiên là có thể rồi. Hằng tháng có đến hơn 130 triệu người dùng Instagram tương tác trên các bài viết bán hàng. Đây là quả là một thị trường tiềm năng.

Một lời khuyên khi bạn mới bắt đầu kinh doanh trên nền thương mại điện tử, là bạn không cần phân bổ nhiều loại chi phí để phát triển website. Nếu bạn chỉ mong muốn bán được hàng, bạn có thể dùng Instagram để thuyết phục khách hàng bằng những hình ảnh chỉn chu và bắt mắt.

Trong lúc đợi website hoàn thiện, bạn vẫn có thể xây dựng nhận diện thương hiệu và bán hàng trên Instagram. Khi website đã sẵn sàng, bạn chỉ cần gắn liên kết vào Bio của page để dẫn khách hàng vào đặt hàng.

Khi bạn đã có lượng khách hàng bền vững từ Instagram, bạn cần chú ý đến trải nghiệm người dùng trong quá trình mua hàng qua website mượt mà hơn. Nhưng đừng quên vẫn mở rộng đối tượng khách hàng trên Instagram nhé.

Nghiên cứu cho thấy có hơn 130 triệu người dùng Instagram tương tác trên các bài viết bán hàng.
Nghiên cứu cho thấy có hơn 130 triệu người dùng Instagram tương tác trên các bài viết bán hàng

Tại sao phải bán hàng trên Instagram?

Vì đó là nơi mà khách hàng của bạn thường xuyên lui tới. Instagram có hơn 1 tỷ người dùng hoạt động mỗi tháng, và đứng xếp hạng thứ 6 những nền tảng mạng xã hội lớn nhất.

Thuật toán của Instagram có thể mang một sự tương tác lợi hại đến doanh nghiệp của bạn, vì lượng tương tác này sẽ mang sản phẩm của bạn đến với nhiều người hơn. Cho nên, việc bạn cần làm là tiếp cận khách hàng nhiều nhất có thể. Ngoài việc bán hàng trên Instagram, bạn có thể tích hợp những dịch vụ khách hàng cần thiết, ví dụ như chăm sóc khách hàng trực tiếp qua tin nhắn.

Ngoài ra, bạn không cần tốn nhiều chi phí để bán hàng trên Instagram. Bạn chỉ cần một lượng khách hàng theo dõi trung thành, đó là những người tin vào doanh nghiệp bạn. Hãy để họ biết rằng bạn đang bán hàng trên Instagram, và họ sẽ quay về bạn để mua hàng nhiều hơn khi muốn mua hàng trực tuyến.

Cách bán hàng trên Instagram?

1. Chọn sản phẩm thích hợp để kinh doanh

Trước khi bắt tay bán hàng trên Instagram, hãy chọn ngách thị trường (product niche) cụ thể trong các lĩnh vực thời trang, điện tử, tiêu dùng,… để chọn sản phẩm kinh doanh. Ví dụ lĩnh vực thời trang, bạn đang xác định muốn kinh doanh thời trang dành cho nam, nữ hay phi giới tính? Phong cách đường phố hay vintage? Thiết kế cơ bản hay phá cách?

Tùy vào phạm vi mặt hàng, bạn sẽ định hình cách phát triển kinh doanh trên Instagram, và việc này rất quan trọng đối với mục tiêu dài hạn khi nó giữ yếu tố kinh doanh cốt lõi để đảm bảo thành công dài lâu. Việc định hình dòng sản phẩm giúp khách hàng giải quyết nhu cầu cá nhân dễ dàng và cụ thể hơn. Nó cũng quyết định đến lượng truy cập, cũng như lượng người theo dõi bạn.

Bạn có thể xem xét tính phù hợp của ngách thị trường đó qua những hashtag và chú ý lượng người theo dõi, số lượng bài đăng trong hashtag. Ngách thị trường càng hẹp sẽ giúp bạn xây dựng khách hàng, tăng doanh số dễ dàng hơn. Bạn có thể khảo sát ngách thị trường để kinh doanh bằng cách tạo những bài đăng tương tác trên trang của bạn.

2. Tạo tài khoản doanh nghiệp

Tài khoản doanh nghiệp trên Instagram giúp người dùng theo dõi và đánh giá các chỉ số cụ thể.

So với tài khoản thông thường, một tài khoản doanh nghiệp mang nhiều tính năng hữu dụng trong việc kinh doanh:

▪️ Instagram Insight: Một dụng cụ phân tích, cung cấp các chỉ số đo lường trên trang.
▪️ Promoted Posts & Advertisements: Dịch vụ có tính phí để tăng tương tác cao cho bài đăng hoặc quảng cáo bài đăng.
▪️ Shop in App: Giúp khách hàng mua hàng trực tiếp trên Instagram mà không cần phải chuyển ứng dụng.
▪️ Swipe Up Link: Khi trang doanh nghiệp có hơn 10.000 người theo dõi, bạn có thể gắn liên kết vào Story, và người xem có thể vuốt lên để truy cập đường dẫn.
▪️ Add Valuable Information: Thêm những chi tiết liên hệ như số điện thoại, email để người theo dõi có thể chủ động liên hệ.

3. Viết một đoạn mô tả (Bio) ấn tượng

Đối với Instagram, Bio là điểm nhấn đầu tiên khi một người hoặc một doanh nghiệp xem trên trang cá nhân của bạn. Với số lượng 150 kí tự giới hạn, hãy viết đoạn mô tả thật ấn tượng và súc tích với những chú ý sau:

▪️ Mô tả ngắn gọn doanh nghiệp bạn để thể hiện giá trị doanh nghiệp, cũng như mặt hàng bạn đang kinh doanh.
▪️ Kèm một câu call-to-action rõ ràng để đảm bảo khách hàng mục tiêu của bạn.
▪️ Cung cấp thông tin cụ thể để khách hàng chủ động liên lạc với bạn, chẳng hạn như email, số điện thoại, địa chỉ cửa hàng.
▪️ Khác với Facebook có thể dẫn Link vào bài viết, Instagram chỉ được dẫn Link trên Bio. Chính vì thế, bạn hãy tận dụng nó bằng cách ghi “Link in bio” hay “Đường dẫn mua hàng tại bio” trên các bài đăng để bán hàng trên Instagram.

Lưu ý: Việc sử dụng các keyword phù hợp với thương hiệu, sản phẩm của bạn trong bio có thể giúp trang doanh nghiệp hiện lên đầu phần kết quả tìm kiếm.

Ví dụ: Một cửa hàng thời trang trên Instagram và bio có những slogan thương hiệu, cũng như thông tin địa chỉ cửa hàng.

Phần Bio của Instagram ananasvn
Nguồn ảnh: IG ananasvn

4. Giới thiệu sản phẩm trên trang

Khi bạn bước vào một cửa hàng offline, bạn luôn muốn xem tận mắt mặt hàng như thế nào. Tương tự như thế, khi bạn bán hàng online, những khách hàng tiềm năng luôn muốn xem chi tiết về sản phẩm trước khi mua. Với việc Instagram là nền tảng nhấn mạnh hình ảnh, hãy làm đẹp trang bán hàng bằng cách đăng hình bắt mắt kèm vài câu dẫn lôi cuối.

Newfeed của IG haian_bookstore

Hành vi mua hàng trên Instagram là nền tảng cho bạn tạo những catalog sản phẩm dễ nhìn, dễ chia sẻ, làm cho khách hàng quen với việc mua hàng trực tiếp trên Instagram. Vì thế, công cụ Instagram Shop sẽ hỗ trợ công việc kinh doanh như một trang thương mại điện tử, và bạn có thể gắn thẻ những sản phẩm này vào catalog hoặc các bài đăng mới.

Ngoài ra, Instagram cho phép bạn tạo những bài blogs, và bạn có thể trưng bày những best-seller của cửa hàng. Blog có thể dùng để thông báo người theo dõi bộ sản phẩm cửa hàng bạn chuẩn bị tung ra.

Nguồn ảnh: IG haian_bookstore

Nếu bạn muốn tạo catalog cho một dòng sản phẩm nào đó, bạn có thể tận dụng mục Highlights ngay dưới phần Bio. Đây là một cách tuyệt vời để giới thiệu sản phẩm cho một người lần đầu tiên bước vào “cửa hàng” của bạn. Bạn có thể thiết kế bộ biểu tượng Highlight một cách đồng nhất, nhằm mang tính thẩm mĩ và chuyên nghiệp cho trang bán hàng.

Kênh Instagram của Siêu thị Nhật Bản AEON cũng đã nhanh chóng tận dụng cách thức này để tạo nên sự cuốn hút cho khách hàng vào xem trang.

Phần Bio + Highlight của Instagram aeonvn.lifestyle.
Nguồn ảnh: IG aeonvn.lifestyle

5. Dùng hashtag để tăng phạm vi tiếp cận

Đính kèm hashtag (#) vào bài đăng là một cách hữu dụng để tăng phạm vi tiếp cận của bài đăng, nhằm mang nội dung đến nhiều người hơn. Vì thế, hãy quản lí và so sánh những hashtag mang độ tương tác cao bằng cách thử nghiệm hashtag nào phù hợp.

Khi chọn lọc hashtag, hãy liên hệ những từ khóa khách hàng sẽ nghĩ ra khi tìm kiếm sản phẩm. Bạn có thể sử dụng công cụ nghiên cứu hashtag để tìm hashtag phù hợp nhất với khách hàng mục tiêu, từ đó bạn sẽ được đề xuất nhiều hashtag hay hơn.

Như cách mà BRNDY Agency sử dụng hashtag trong bài viết “SEO and SEM – What is the difference?” trên Instagram.

Bài viết SEO và SEM trên Instagram brndy.co
BRNDY sử dụng các hashtag liên quan trong bài viết

Bạn cần chú ý một vài điều nhỏ:

▪️ Không copy-paste hashtag có tên thương hiệu khác lên bài đăng của bạn.
▪️ Nghiên cứu những hashtag đang thịnh hành trong product niche bạn đang kinh doanh.
▪️ Sử dụng hashtag một cách chuyên nghiệp và tinh tế.
▪️ Không nên sử dụng những hashtag có hàng triệu bài đăng. Nó chỉ khiến bài đăng của bạn chìm theo hàng nghìn bài đăng tương tự, dẫn đến phạm vi tiếp cận không đáng kể.

Thay vào đó, hãy tạo những hashtag cụ thể và rõ ràng để thể hiện tính đặc trưng của trang bán hàng của bạn.

6. Tận dụng tính năng Story trên Instagram

Hằng ngày, mọi người đều luôn xem mục Story để theo dõi bạn bè chia sẻ gì trong vòng 24 giờ. Hãy khuyến khích người dùng chia sẻ cảm nhận sản phẩm lên Story và tag bạn vào. Từ đó, khi bạn chia sẻ về Story của mình, người theo dõi sẽ cảm thấy thuyết phục bởi những feedback tích cực từ các khách hàng đã trải nghiệm trước đó.

Việc tạo những câu chuyện xoay quanh sản phẩm lại cuốn hút hơn bạn nghĩ đấy. Hãy thử trình bày sản phẩm dưới dạng catalog hay lookbook trên Story, hoặc là những clip “unbox” và hậu trường sản phẩm để mọi người không chỉ hiểu mỗi sản phẩm, mà là cả câu chuyện thương hiệu của bạn.

Với những tính năng được tích hợp trong Story, bạn triển khai một số chiến lược với lượng người theo dõi hiện tại:

▪️ Tạo Countdown cho sản phẩm sắp ra mắt, khuyến mãi mới: Đây là một cách hữu dụng để tạo sự hào hứng cho khách hàng. Bằng cách nhấp sticker countdown, khách hàng có thể ghi nhớ vào lịch để nhắc nhở khi sản phẩm đã ra mắt.
▪️ Tìm hiểu khách hàng bằng Câu hỏi: Bằng tính năng này, bạn có thể đặt câu hỏi liên quan đến sản phẩm, thương hiệu, hay những feedback hoặc thậm chí những câu hỏi ngẫu nhiên. Không chỉ thế, bạn có thể đăng câu trả lời của khách hàng lên story nhằm tương tác qua lại với khách hàng thêm phần thú vị.
▪️ Thu thập ý kiến bằng Khảo sát: Tính năng này sẽ giúp khách hàng nói lên những gì họ muốn thấy gì từ bạn nhất. Những khảo sát trên sẽ xây dựng lòng tin của khách hàng, rằng ý kiến của họ đang được lắng nghe bởi bạn.
▪️ Giữ story đáng nhớ trên Highlights: Vì một story chỉ tồn tại được 24 giờ, bạn có thể lưu trữ story phù hợp như feedback, hình ảnh sản phẩm cho khách hàng tương lai gói gọn trong một bộ sưu tập tại mục Highlight.

7. Đăng bài và Tương tác, cứ thế mà lặp lại

Lượng tương tác trên trang bán hàng sẽ tăng nếu bạn đăng bài trên Instagram một cách đồng đều. Sự tương tác cao sẽ mang góc nhìn rõ hơn về người theo dõi của bạn, từ đó hiểu được khách hàng bạn đang mong chờ gì từ bạn.

Lưu ý là khi bạn chạy một trang bán hàng, bạn phải có một kế hoạch content cụ thể và rõ ràng, vì mục tiêu của bạn là tìm hiểu khách hàng thích xem gì trên News Feed để từ đó tạo những content nổi bật cho chính trang bán hàng.

Dưới đây là một số cách để tạo tương tác cao cho những bài đăng:

▪️ Caption mạnh mẽ: Hãy mô tả về hình ảnh hay video một cách ngắn gọn, bao hàm tất cả ý nghĩa để thu hút người xem.
▪️ Đăng hình ảnh sản phẩm với người: Bạn có thể chia sẻ hình ảnh khách hàng hoặc các Influencer với sản phẩm của mình, hay là một hướng dẫn nhỏ của sản phẩm.
▪️ Phản hồi các comment: Đây là cách để tương tác với những khách hàng bình phẩm trên các bài đăng, không chừng họ có thể muốn mua hàng khi trò chuyện với bạn.
▪️ Lựa chọn giờ đăng bài: Hãy chọn thời gian khi người dùng hoạt động nhiều nhất, vì điều đó gia tăng lượng tương tác và lượng tiếp cận một cách đáng kể. Bạn có thể thử nghiệm bằng cách đăng ở những thời điểm khác nhau để chọn khung giờ phù hợp.

8. Chú ý đặc biệt đến DM và Comment

DM (Direct Message hay Tin nhắn riêng) là một công cụ tuyệt vời để kết nối khách hàng. Hãy sử dụng nó để hỗ trợ, cũng như xây dựng niềm tin từ khách hàng.

Khi xây dựng sự tương tác, bạn sẽ thu hút được những khách hàng tiềm năng trên comment. Bạn có thể bắt đầu câu chuyện bằng cách giới thiệu thương hiệu của mình, đồng thời tìm hiểu những dịch vụ bạn cung cấp giúp được gì cho họ. Đừng mất kiên nhẫn mà cố trực tiếp giới thiệu sản phẩm, không khách hàng nào thích thế cả.

Khi khách hàng bày tỏ vấn đề trên comment, hãy dẫn họ qua tin nhắn riêng để trình bày vấn đề một cách chuyên nghiệp thay vì công khai phản hồi như thế.

Tương tự, hãy tích cực phản hồi comment trên bài đăng của mình. Hành động nhỏ thế sẽ thể hiện bạn quý trọng thời gian họ bỏ ra để tương tác với mình.

Bạn sẽ gặp không ít những comment spam làm ảnh hưởng đến hình ảnh trang bán hàng, hay thậm chí “cướp” khách của mình, vì thế cách tốt nhất bạn có thể làm là xóa những comment đó.

9. Thúc đẩy hình ảnh thương hiệu qua quảng cáo và Influencer Marketing

Quảng cáo trên Instagram có thể giúp bạn tiếp cận khách hàng rộng hơn, và đảm bảo rằng sẽ có người tương tác và tìm hiểu cửa hàng của bạn. Hơn thế nữa, bạn có thể dẫn người xem đến trang cá nhân hoặc website với nút bấm trên quảng cáo.

Influencer là những người am hiểu ngách thị trường của bạn nhất, vì thế bạn có thể book những influencer để có những lời xác thực một cách thực tế cho doanh nghiệp của bạn. Những nội dung họ tạo ra mang sức ảnh hưởng lớn để cộng đồng người theo dõi họ đang sở hữu, giúp truyền tải hình ảnh doanh nghiệp đến lượng người theo dõi trung thành đó.

Một nghiên cứu nói rằng: 58% người đã mua sản phẩm, sau khi một người có ảnh hưởng chứng thực sản phẩm đó; 40% bắt đầu tin tưởng vào thương hiệu và 33% bắt đầu nói về thương hiệu đó. Chính vì thế bạn đừng bỏ qua cơ hội sử dụng phương thức truyền thông này.

Với tiềm năng phát triển doanh nghiệp, Instagram là một nền tảng “đông dân” và năng động, phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ để tiếp cận với lượng khách hàng tiềm năng lớn.

Nếu bạn đang băn khoăn và chưa tìm ra được cho mình một giải pháp chiến lược truyền thông hiệu quả cho kênh Instagram của mình, đừng ngần ngại liên hệ với BRNDY Agency tại đây nhé!

Hãy Chia Sẻ Điều Khiến Bạn Thấy Thú Vị!
Leave a Reply

Your email address will not be published.