Giải Mã Gen Z và Chiến Lược Digital Marketing Thế Hệ Mới
Gen Z – thuật ngữ diễn tả nhóm nhân khẩu học, ra đời năm 1997 đến 2015, với những cá tính đặc biệt ở thời hiện tại. Có thể nói, họ là những người có hành vi và tâm lý khác hoàn toàn so với những thế hệ trước đây và đang trở thành lực lượng lao động mới của xã hội, hiện có khoảng 15 triệu người, chiếm khoảng 25% lực lượng lao động Việt Nam. Chính vì sự khác biệt nổi trội này đã khiến các doanh nghiệp gặp không ít khó khi cố gắng giải mã Insight của Gen Z để áp dụng chúng trong marketing và bán hàng.
Việc sử dụng các phương thức truyền thông nhằm tiếp cận Gen X, Gen Y để thu hút Gen Z dường như rất kém hiệu quả. Do đó, doanh nghiệp cần hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng này, từ đó đưa ra các chiến lược branding và digital marketing đúng đắn.
Gen Z là gì? Họ là ai?
Gen Z là đối tượng sinh ra từ năm 1995 – 2015, trùng hợp với mốc thời điểm kinh tế bắt đầu phát triển thịnh vượng, điều kiện sống tốt hơn. Ngay từ khi sinh ra, Gen Z đã được tiếp xúc với internet, mạng xã hội, máy tính, điện thoại và nhiều thiết bị công nghệ tiên tiến. Điều này đã tạo điều kiện cho họ có thể mở rộng phạm vi kết nối, tiếp xúc với những phong cách, lối sống, quan niệm đa dạng ở những quốc tịch, văn hoá, độ tuổi, chủng tộc, giới tính,…khác nhau. Vì thế, hình thành nên một thế giới quan khác biệt so với thế hệ trước đây, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp kèm theo đó là không ít những khó khăn buộc chúng ta phải tìm hiểu và thích nghi với hành vi tiêu dùng mới này.
Giải mã Insight Gen Z
1. Thế hệ tự tin thể hiện “bản ngã” của chính mình
Như đã đề cập ở trên, Gen Z được tiếp xúc với Internet từ nhỏ với những thông tin kết nối không giới hạn. Mỗi ngày họ phải liên tục đánh giá một lượng lớn dữ liệu khác nhau để chọn lọc, thử nghiệm và thay đổi. Gen Z là nhóm người biến hóa không ngừng nghỉ theo thời gian và không định nghĩa chính mình theo bất kỳ một khuôn mẫu nào, thiên về trải nghiệm để dần định hình dấu ấn cá nhân.
Bên cạnh đó, Nhân quyền là một trong những vấn đề mà được Gen Z quan tâm đặc biệt hơn so với các thế hệ trước, cũng như những vấn đề chủng tộc, giới tính, nữ quyền.
Một trong những điều “lạ lùng” mà chúng tôi không thể không đề cập ở đây, đó chính là sự linh hoạt về giới tính phần nào phản ảnh rất rõ sự “không định danh” của thế hệ này.
2. Thấu hiểu và chấp nhận sự khác biệt
Ngoài sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế, đây cũng là khoảng thời gian chủ nghĩa cá nhân được đề cao và công nhận rộng rãi hơn. Đó là lí do Gen Z thích thể hiện cá tính “độc nhất vô nhị”, vượt xa những định kiến và khuôn khổ. Họ thích đối đầu với những khó khăn hay xung đột và tìm hướng giải quyết, cũng như chấp nhận nhiều quan điểm và sự khác biệt ở mỗi con người.
Gen Z là một thế hệ cởi mở. Họ không phân biệt rạch ròi mỗi quan hệ online hay offline, bạn bè trong nước hay quốc tế, da trắng hay da màu,… bởi vì họ tôn trọng cũng như thấu hiểu rằng sự khác nhau đem lại những màu sắc mới cho cuộc sống.
3. Mơ mộng nhưng không “mộng mơ”
Gen Z là những người dám theo đuổi ước mơ; họ dám mơ cao, mơ xa và sẵn sàng đương đầu để thực hiện điều đó – những điều mà thế hệ trước vẫn còn e dè, né tránh. Đối với Gen Z, không phải làm văn phòng, ngồi máy lạnh là sướng, là có nhiều tiền như ông bà ta vẫn thường quan niệm. Trong thời đại công nghệ này, Gen Z có thể kiếm tiền bằng nhiều phương thức đa dạng như Freelance tại nhà, sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội,…
Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Gen Z ngập tràn những “ảo mộng”, bởi Gen Z lớn lên trong thời kỳ áp lực kinh tế toàn cầu, khiến họ ít lý tưởng hoá hơn thế hệ Millennial (Gen Y). Nhiều bạn Gen Z đã nhận thức sâu sắc rằng cần tiết kiệm cho tương lai và quan trọng tính ổn định của công việc hơn là một mức lương cao. Theo khảo sát, 42% Gen Z từ 17 đến 23 tuổi đã làm việc dưới hình thức toàn thời gian, bán thời gian hoặc tự do.
4. Công nghệ chiếm phần lớn cuộc sống
Gen Z ăn, ngủ và lớn lên từng ngày với internet như một “nguồn sống”. Vì thế, họ có xu hướng ít bước ra ngoài, thay vào đó là dành nhiều thời gian dùng điện thoại, máy tính bảng để lướt mạng xã hội, đọc tin tức, tìm kiếm thông tin và giao tiếp dù là bạn bè hay người lạ, bởi họ cảm thấy thoải mái và dễ dàng hơn khi trò chuyện một cách gián tiếp.
Theo thống kê, tỉ lệ Gen Z lướt News Feed (Bảng tin) trên Facebook để xem thông tin chiếm 79% và các hoạt động khác trên Social Media cũng chiếm tỉ lệ khá cao so với 42% người thích đi cà phê để trò chuyện. Chính vì thế, bằng cách tận dụng sự phổ biến của internet, doanh nghiệp có thể tiếp cận đối tượng này bằng chiến lược Digital Marketing một cách hiệu quả.
Gen Z cũng rất chú trọng “làm đẹp” và đầu tư vào trang cá nhân của mình để thu hút sự tương tác trên nền tảng số. Có 45% Gen Z cho rằng: số lượng like, comment, share trên trang cá nhân thể hiện mức độ nổi tiếng của họ và 51% cảm thấy quan trọng khi nhận được những tương tác đó. Đây là lý do doanh nghiệp cần tạo ra các xu hướng cá nhân hóa nhiều hơn, thường xuyên phản hồi, tương tác với nhóm khách hàng này để xây dựng một mối quan hệ bền vững.
5. Emoji & Sticker – Thay lời muốn nói
Bạn biết không, 50% Gen Z thích trò chuyện qua tin nhắn, trong khi gọi điện thoại trò chuyện chỉ chiếm 7%. Sự khác biệt lớn nhất giữa việc trao đổi thông tin bằng văn bản và giọng nói đó chính là thiếu đi yếu tố cảm xúc.
Trong thời thế các ứng dụng tin nhắn, mạng xã hội trỗi dậy, emoji đã xuất hiện như một “cách mạng cảm xúc” khi Gen Z sử dụng nhắn tin mỗi ngày. Bởi bản chất nhắn tin vô hồn, không cảm xúc, emoji trở thành là một công cụ hữu hiệu biểu lộ những cảm xúc “thay lời muốn nói”.
Bởi vì thế, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng lồng ghép những emoji để tạo những chiến dịch marketing thành công vượt tầm tưởng tượng.
6. Tôn vinh giá trị văn hóa, đề cao trách nhiệm xã hội
Lối sống xanh, chủ nghĩa tối giản là một trong những xu hướng được quan tâm bậc nhất của giới trẻ hiện nay. Không giống như những thế hệ trước thường quan tâm nhiều hơn về chất lượng sản phẩm, Gen Z chú trọng đến sự đa dạng, mới mẻ, truyền cảm hứng, câu chuyện và trách nhiệm xã hội của thương hiệu đối với cộng đồng nhiều hơn.
Sự phát triển vượt bậc của công nghệ khiến cho các sản phẩm nhanh chóng lỗi thời, giới trẻ hiện nay sẵn sàng thay đổi để bắt kịp xu hướng chứ không muốn mua một sản phẩm chất lượng và dùng nó cho “cả đời”. Có thể thấy, Coca Cola là một trong những thương hiệu thường xuyên đưa ra các chiến dịch truyền tải tính trách nhiệm xã hội cao để “nuôi dưỡng” và “lấy lòng” người tiêu dùng, đặc biệt là những bạn trẻ sắp sửa trở thành những người “trụ cột” kinh tế cho gia đình.
Gen Z thường bị lầm tưởng là thế hệ hiện đại nên họ không có sự quan tâm đến những nét văn hóa truyền thống dân tộc. Điều này hoàn toàn sai lầm, theo nghiên cứu của Nielsen, tuy được sinh ra trong xã hội hiện đại nhưng họ vẫn rất ủng hộ các giá trị văn hóa Việt Nam & yếu tố cổ điển vượt thời gian. Những sự kiện lịch sử trọng đại đều được các bạn trẻ đón nhận rất tốt. Bên cạnh đó, họ còn là cá thể mạnh dạn đấu tranh cho sự bình đẳng, mong muốn xóa bỏ những bất công, tạo điều kiện để ai cũng có thể là “chính mình”.
Digital Marketing tiếp cận Gen Z – Thế hệ của công nghệ
Hành vi và thói quen tiêu dùng của Gen Z tạo ra sự thay đổi to lớn so với các thế hệ trước. Để giúp cho các doanh nghiệp gỡ rối về vấn đề này, BRNDY đưa ra một số gợi ý trong việc triển khai digital marketing như sau:
▪ Thấu hiểu Insight, hành vi và tâm lý người tiêu dùng mục tiêu;
▪ Thể hiện sứ mệnh thương hiệu tốt, đặc biệt là trách nhiệm cộng đồng;
▪ Tạo ra các sản phẩm – dịch vụ mang tính cá nhân hóa nhiều hơn;
▪ Sản xuất nội dung chất lượng, hấp dẫn, thẩm mỹ, trên nhiều nền tảng phân phối đa kênh, và đừng quên tận dụng các “ngôn ngữ” Gen Z để giao tiếp với họ nhé!
▪ Ưu tiên định dạng nội dung Video, đặc biệt là Video ngắn 15-30s cô đọng, súc tích;
▪ Thường xuyên tương tác với Gen Z trên mạng xã hội để xây dựng sự gắn kết;
▪ Quản lý chặt chẽ truyền thông trên Internet. Gen Z có cá tính mạnh, sẵn sàng thể hiện sự không hài lòng, thậm chí chỉ trích khi thấy điều đi trái với quan niệm sống;
Đến năm 2025, Gen Z sẽ trở thành lực lượng lao động chính và là nguồn chi tiêu “trụ cột” của gia đình. Do đó, việc xây dựng một thương hiệu vững mạnh trong tâm lý họ là cực kỳ quan trọng, giúp các doanh nghiệp định hình và phát triển trong kỷ nguyên mới.
BRNDY Agency luôn sẵn sàng trở thành đối tác xây dựng thương hiệu bền vững và digital marketing đa kênh, mang sản phẩm-dịch vụ của bạn đến gần với thế hệ Gen Z “khó tính”.